Yên Thượng là xã nằm ở phía tây huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm huyện 15km. phía Bắc giáp xã Bản Thi. Phía Nam giáp xã Lương Bằng và xã Bằng Lãng; phía Tây giáp xã Yên Thịnh và tỉnh Tuyên Quang; phía đông giáp xã Ngọc Phái thị trấn Bằng Lũng. Trên địa bàn xã có 4 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng Kinh, Dao trong đó dân tộc Tày chiếm đa số 93% năm 2024 xã có 378 hộ với gần 1575 nhân khẩu.

Khí hậu của xã có những nét đặc trưng của khí hậu miền núi Bắc Bộ,  nhiệt đới gió mùa. Mùa đông khô và lạnh mùa hè nóng ẩm. Mưa nhiều nhiệt độ trung bình các tháng cao nhất (tháng 6 tháng 7) là 28 đến 35oC; tháng lạnh nhất từ (tháng 1 đến tháng 2) là 16 0C và nhiệt độ thấp nhất có thể xuống mức - 20C. Nhiệt độ trung bình năm là 220C. lượng mưa trung bình là 1700mm tập trung vào các tháng 7,8 chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình từ 82 - 85% hướng gió chính là gió mùa Đông Nam kèm theo không khí khô lạnh vào mùa đông mùa hè có gió mùa Tây Nam. Do địa hình chia cắt và che chắn bởi các dãy núi tạo nên các hướng gió tiểu vùng, Dọc theo các khe suối từ tháng 2 - 4 hằng năm thường có những trận gió lốc,  hiện tượng sương mù cũng thường xảy ra.  Tuy nhiên, những yếu tố thời tiết dày đặc này cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của người dân.

Tài nguyên đất của xã có: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch xếp và đá biến chất, tỷ lệ bùn từ 1,9 - 3,5% phân bố đều trên địa bàn xã. Loại đất này thích hợp để cho trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. Đất phù sa, phân bố dọc theo các dòng suối. Đất này thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm. Nhìn chung, đất đai của xã được hình thành trên nền địa chất có nguồn gốc trầm tích nên hàm lượng dinh dưỡng trong đất ở mức độ trung bình, tơi xốp, phù hợp cho phát triển cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm. Cây ăn quả cây lúa màu cây lâm nghiệp và áp dụng mô hình nông lâm nghiệp kết hợp.

Theo thống kê xã có 3335.1 ha đất lâm nghiệp chiến 67,1% diện tích đất tự nhiên rừng tự nhiên ở các thôn trong bản xã có trữ lượng gỗ thấp, nhưng cố độ che phủ thực vật tương đối khá. Hiện nay các loại gỗ quý đã bị khai thác trữ lượng gỗ ít động thực vật quý hiếm hầu như không còn trong những năm tới với trữ lượng rừng hiện nay cùng với rừng tái sinh và rừng trồng đang phát triển nếu được quản lý và bảo vệ tốt thì lâm nghiệp sẽ là một ngành kinh tế quan trọng của xã.

Hệ thống suối của xã khá đây đặc. Xã là điểm đầu của lưu vực Suối Bản Cậu trải theo hướng Đông Tây, địa hình bị chiếc cắt nhiều khu vực khác nhau, đây cũng là dòng suối chính của xã. Ngoài dòng chảy chính chảy qua trục Tâm Xã, còn có các dòng chảy phụ lưu: như suối Bản Liên suối; Khuôi Tha; suối Khau Mi; suối Khuổi Đẩy; suối Lung Báng; suối Lung Mạ; suối Nà khuốt… ngoài ra Yên Thượng còn có các suối khe nhỏ, ao khá dày và phân bố đồng đều, đây là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Như vậy với đặc điểm khí hậu của xã, đã tạo thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm. Có giá trị kinh tế cao đây là nguồn lực quan trọng để phát triển ngành kinh tế nông lâm, nghiệp và điều kiện tự nhiên của xã có nhiều thuận lợi, để phát triển lâm nghiệp kinh tế vườn rừng. Tuy nhiên quỹ đất xây dựng khá hạn hẹp, không thuận lợi để phát triển các điểm dân cư tập trung. Do đó việc đầu tư hạ tầng, nhằm cải tạo đời sống và phát triển kinh tế. Cũng có nhiều bất lợi chi phí lớn địa hình của xã phù hợp với các dạng phân bố dân cư và sản xuất phân tán canh tác, nhỏ hẹp do đó gặp nhiều bất lợi, trong điều kiện biến đổi khí hậu.